Vì sao Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân ‘ế’ khách?

Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân (PetroTimes) – Giá thuê rẻ, cơ sở vật chất hiện đại, hạ tầng phát triển đồng bộ thế nhưng hàng ngàn căn phòng tại Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân (quận Hoàng Mai – Hà Nội) vẫn không có người tới ở.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Bất tiện trong đi lại Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân

Bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối tháng 1/2015, Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân cùng với Khu nhà ở dành cho sinh viên Mỹ Đình 2 (Nam Từ Liêm – Hà Nội) được xem như là nỗ lực của Hà Nội trong việc giải quyết vấn đề nơi ăn chốn ở cho hàng chục nghìn sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố.

Khu nhà này được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 40.000m2 trong Khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp (Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội). Khu nhà ở có 6 tòa nhà, với sức chứa lên tới 22.000 sinh viên.

Tháng 1/2015, 3 tòa nhà đi vào sử dụng, có sức chứa tương đương 10.800 sinh viên. Mỗi phòng rộng gần 57m2, được trang bị đầy đủ thiết bị như bình nóng lạnh, vòi tắm hoa sen, bàn học, giường tầng, có lắp đầu chờ điều hòa… Theo qui định là 8 người/phòng với giá thuê là 205.000 đồng/người/tháng (chưa bao gồm giá điện, nước).

Thế nhưng, theo khảo sát, tính tới thời điểm hiện tại, tức là 3 tháng sau khi đi vào hoạt động, số sinh viên chuyển đến ở chỉ khoảng gần 500 người.

Bế tắc trong lối giải quyết

Ông Lê Phúc Lợi – Trưởng ban Quản lý Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân cho hay: “Vẫn có sinh viên đăng ký tới ở, nhưng chủ yếu là chỉ ở trên mạng. Vấn đề tôi thấy khu nhà này không hút khách là do giao thông không được thuận lợi lắm. Tính tới thời điểm này mới chỉ có 1 tuyến xe buýt duy nhất đi vào khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp. Hơn nữa tuyến này đi qua Đại học Thăng Long nên chỉ có sinh viên Trường Thăng Long mới tiện”.

Như vậy, có thể thấy, giao thông không thuận lợi là nguyên nhân chính dẫn tới việc Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân không thu hút được các sinh viên tới ở. “Mong muốn của Ban Quản lý chúng tôi là UBND Hà Nội sẽ nghiên cứu làm sao để tăng cường các tuyến xe buýt hoạt động qua Khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp. Đặc biệt là tuyến xe buýt chạy dọc đường Giải Phóng qua các trường Đại học Xây dựng, Đại học Kinh tế, Đại học Bách Khoa… từ đó sẽ thu hút được sinh viên các trường đại học này tới ở tại đây” – ông Lợi nói.

Tâm sự của sinh viên – người trong cuộc

Cầm Ngọc Viên, sinh viên năm 3 Học viện Ngân Hàng cho hay: “Từ cuối tháng 1, em đã biết Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân đi vào hoạt động. Qua tìm hiểu thực tế em cũng thấy rằng ở khu nhà này có mức giá rẻ, phòng ở khang trang, sạch đẹp, điện nước đầy đủ… Tuy nhiên, vấn đề là nó nằm ở quá xa, sinh viên như em chưa có phương tiện cá nhân, đi lại cũng rất bất tiện”.

Viên hiện đang thuê trọ chung với 2 người bạn nữa tại khu vực Nam Đồng (Đống Đa – Hà Nội) với mức giá 2,5 triệu đồng/tháng. Nơi ở hiện tại của anh không được sạch sẽ và hiện đại cho lắm, nhưng bù lại anh không phải đi học xa.

Còn Ngô Duy Thái, sinh viên năm 3 Trường đại học Xây dựng Hà Nội nhận xét: “Mặc dù tôi hiện nay đang phải ở trọ với giá 1,5 triệu đồng/tháng, ở mức cao so với Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân, nhưng tôi vẫn chưa có ý định đổi chỗ ở.

Giao thông đi lại thì thực sự bất cập, có 1 tuyến xe buýt duy nhất là 60 nhưng trường tôi thì không đi xe đó được. Khi đi học tôi sẽ phải đi 2 tuyến xe buýt mới tới được trường. Nếu đi vào giờ cao điểm thì chắc chắn sẽ bị muộn học, thêm nữa điểm từ chỗ ở ra bến xe buýt cũng phải đi bộ mất 1 đoạn hơn 1km”.

Phức tạp trong việc sinh hoạt tập thể

Tại Khu chung cư Pháp Vân – Tứ Hiệp, mỗi phòng sẽ bố trí cho 8 người ở, giống như với số lượng sinh viên quy định cho một phòng ở nhiều kí túc xá. Còn ở Khu đô thị Mỹ Đình II là 6 người/1 phòng. Ban Quản lý chung cư sẽ không chấp nhận việc một hay một vài sinh viên bao trọn phòng để được ở ít người hơn.

Đây cũng là việc khiến nhiều bạn sinh viên “lăn tăn” khi quyết định tới ở. Không ít bạn sinh viên muốn trọ ở trong khu chung cư giá rẻ này, nhưng mặt khác lại lo lắng cuộc sống tập thể sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn.

Không như các khu nhà ở sinh viên Pháp Vân này,Nhà ở xã hội khu đô thị Hồng Hà Eco city vẫn hút khách và hầu như không còn căn trống trong mỗi đợt ra hàng. Vấn đề quy hoạch hạ tầng cũng như quy hoạch tiện ích đồng bộ rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Xem thêm :

Điều này phản ánh đúng thực tế hiện nay, ngày càng cạnh tranh giữa các dự án trên tất cả các phân khúc, những dự án nào đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt, giá cả tiệm cận túi người dân sẽ bán tốt.

Phòng kinh doanh chủ đầu tư

Thông tin duy nhất tại chungcuhonghaecocity.info

Leave a Reply