Honghaecocity “Bật mí” 5 giải pháp để mua nhà sớm nhất

Số tiền tích lũy của các bạn trẻ lại khá khiêm tốn với giá nhà đất, giá nhà chung cư ở các đô thị lớn. Vậy câu hỏi hóc búa là Làm thế nào có được tài chính để có thể mua được nhà trong thời gian sớm nhất. Thực tế thì đã có không ít các bạn trẻ sở hữu được căn hộ chung cư khi mới ra trường đi làm hoặc mới lập gia đình. Cách họ vận dụng kiến thức tài chính cá nhân thế nào để đạt hiệu quả cao như vậy?. Honghaecocity xin chia sẻ các típ để bạn có thể thành công trong việc mua nhà sớm nhất

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Kiếm tiền, nâng cao năng suất và hiệu quả

Khi còn có thể làm việc, chúng ta cần kiếm tiền, tạo ra thu nhập với “công suất” lớn nhất. Đặt mục tiêu nghề nghiệp và thăng tiến theo giai đoạn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu. Khi đó số tiền thu nhập sẽ tăng lên

Nguyên tắc trích 20- 30% thu nhập hàng tháng bỏ vào tiết kiệm

Đa số các bạn trẻ mới ra trường đi làm 1-3 năm, hoặc cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn hiện có thu nhập khoảng từ 20-30 triệu đồng/tháng. Nếu tính cả thu nhập của 2 vợ chồng có thể trên mức 30 triệu đồng/tháng. Chẳng hạn, có thu nhập 30 triệu đồng/tháng, các chuyên gia khuyên rằng nên để dành khoảng 9-10 triệu đồng để vào giỏ tiết kiệm. Làm sổ tiết kiệm gửi ngân hàng. Phần còn lại dành cho các giỏ: chi phí sinh hoạt, học tập, từ thiện, quan hệ đối nội đối ngoại…

quy tac chi tieu tai chinh ca nhan

Đối với những người chưa có nhà thì đây là khoản có thể dồn lại khi số tiền tiết kiệm đạt đến mốc 30-50% giá trị căn nhà định mua, số tiền này chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng và mặc nhiên không được “đụng đến”.

Bên cạnh đó, trích các khoản tiền thưởng hàng năm vào tài khoản cũng là cách mà người trẻ có thể tăng thêm “độ dày” cho khoản tiết kiệm mua nhà của mình.

Tiết kiệm, tiết giảm các chi phí phát sinh

Thực tế, có rất nhiều người trẻ thực hiện ước mơ sở hữu nhà ở các đô thị lớn là họ có thể tiết giảm được những nhu cầu cá nhân không cần thiết. Chẳng hạn như, hạn chế mua hàng online, shopping, ăn uống bên ngoài hoặc giảm số lần đi du lịch trong năm… giảm được các chi phí này đồng nghĩa người trẻ có thêm được khoản tiết kiệm bên cạnh khoản tiết kiệm cố định hàng tháng. Như vậy, ước mơ để mua nhà của người trẻ có thể đi đoạn đường gần hơn.

>>Xem thêm: Có 1 tỷ mua căn hộ chung cư hay nhà phố?

Theo quan điểm của những người trong ngành, người trẻ đa số họ sống phóng khoáng, thích tụ tập ăn chơi với bạn bè, thích đi du lịch khám phá…việc cắt giảm những chi phí này để hướng đến mục tiêu mua nhà ở TP đã có khá nhiều người làm được nhưng cũng không ít người không thể làm được. Tuy vậy, một số lời khuyên chân thành, nếu thực sự xác định lập nghiệp ở đô thị nên cố gắng cắt giảm, hạn chế các nhu cầu không cần thiết để có thêm nguồn tài chính thực hiện ước mơ mua nhà “an cư, lập nghiệp” lâu dài.

Đặt mục tiêu mua nhà từ sớm

Theo các chuyên gia đây là cách tiết kiệm thời gian bằng suy nghĩ tích cực, cũng là cách kéo ngắn thời gian có thể sở hữu nhà của người trẻ hiện nay. Khi đã có mục tiêu từ rất trẻ, thậm chí chưa đi làm sẽ là động lực để những người trẻ phấn đấu làm việc và nỗ lực tiết kiệm để có thể sở hữu nhà sớm nhất.

Thực tế đã có những người trẻ sở hữu nhà ở, căn hộ chung cư các đô thị khi tuổi đời 26-27 tuổi, nghĩa là chỉ mới ra trường đi làm được vài năm, thường đó là các căn hộ, nhà ở trả góp . Theo ghi nhận, đa số những người này họ đều có mục tiêu cho việc sở hữu nhà từ rất sớm. Từ đó, nỗ lực để có thể đạt được mục tiêu đặt ra. Nếu càng kéo ngắn thời gian sở hữu nhà đồng nghĩa với việc hạn chế được khoảng cách tăng giá nhà với thu nhập của bản thân.

Giữ tiền rất quan trọng trong kế hoạch mua nhà

Đối với những cặp vợ chồng trẻ độ tuổi từ 28-35 tuổi, việc tiết kiệm để mua được nhà ở các đô thị lớn, cùng với việc chi phí cho việc nuôi con nhỏ luôn là nỗi băn khoăn rất lớn.
Thực tế, có nhiều người lập gia đình từ khá lâu nhưng không thể mua được nhà, mà mãi ở trọ chỉ vì người cầm tiền trong gia đình chi tiêu quá đà hoặc không biết tính toán tài chính trong gia đình.

tiet-kiem-mua-nha

Một cách tiết kiệm và có thể kiểm soát được đồng tiền tốt, hướng đến mục tiêu lớn hơn như mua nhà thì nên đưa tiền “quy về một mối” cho một người biết “giữ tiền” nhất trong gia đình nắm giữ. Đây được xem là cách để hạn chế các khoản phát sinh không cần thiết và giữ được đồng tiền.

Liên tục nghĩ đến thu nhập thụ động ngoài lương

Theo một số chuyên gia, để mua được căn nhà khoảng 2 tỉ đồng thì tốt nhất người mua nên có khoản tiết kiệm khoảng 30-50% giá trị căn nhà. Số còn lại vay ngân hàng và trả lãi gốc hàng tháng. Tuy vậy, đa số người trẻ hiện nay làm “công ăn lương” để có khoản tiết kiệm trên dưới 1 tỉ đồng là khá khó. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể thực hiện được khi người trẻ ngoài lương, có thể làm thêm để có khoản thu nhập thụ động bên ngoài. Làm sao để khoản thu nhập thụ động này bỏ vào khoản tiết kiệm hoặc là khoản chi tiêu trong gia đình để hạn chế đụng đến lương hàng tháng.

>> Xem thêm:

Khi có khoản thu nhập thụ động và liên tục nghĩ đến việc kiếm tiền ngoài lương thì ước mơ sở hữu nhà của người trẻ sẽ nhanh thực hiện thay vì chờ đợi đủ tiền tiết kiệm để đem ra mua nhà.

Trên đây là chia sẻ của Honghaecocity, hy vọng bạn đọc nhận được nhiều giá trị

Leave a Reply